NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC ĐỒNG HỒ CƠ BỊ ĐỨT CÓT

Với những người yêu thích những cỗ máy thời gian thì việc sở hữu và sử dụng đồng hồ cơ như là một “thú chơi” vậy. Dù đã có lịch sử lâu đời và hiện nay đang phải cạnh tranh với nhiều loại đồng hồ khác nhưng đồng hồ vẫn chưa bao giờ đánh mất đi vị trí của mình. Trong cỗ máy đồng hồ cơ, dây cót được xem như sợi dây quan trong quyết định “sức sống” của bộ máy. Đồng thời đây cũng là linh kiện vô cùng nhạy cảm. Những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng đồng hồ cơ sẽ tránh cho bạn làm đứt dây cót đồng hồ. Hãy cùng tìm hiểu với Đồng Hồ Số Một xem lí do nào khiến cho đồng hồ cơ bị đứt có và nên làm gì trong tình huống này nhé?

(Mẫu đồng hồ Orient RE-AT0001L00B được trang bị bộ máy hoàn toàn mới F6R42, với khả năng trữ cót được nâng cấp lên 50h)

Vì sao đồng hồ cơ bị đứt cót?

Như đã nhắc đến ở các bài viết trước đây dây tóc đồng hồ là linh kiện trong đồng hồ có hình lò xo phẳng (flat spiral) tròn được tạo nên từ một sợi dây kim loại cực mảnh cuộn xoắn ốc. Tùy theo tính năng hoặc thiết kế của đồng hồ mà dây tóc có thể có dạng hình khác. Dây tóc là bộ phận dự trữ và phân phối nguồn năng lượng cho đồng hồ. Dây tóc là bộ phận thiết yếu ở mọi máy đồng hồ dù  đồng hồ cơ được chia thành 2 loại gồm dòng máy Handwinding và dòng máy Automatic với cơ chế lên dây cót khác nhau. 

Với cơ chế hoạt động đặc biệt nên dòng đồng hồ cơ thường gặp phải nguy cơ hỏng, đứt dây cót. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến cho đồng hồ cơ bị đứt dây cót: 

- Dây cót đồng hồ có thể bị đứt khi gặp phải những tác động ngoại lực không mong muốn như: đồng hồ bị rơi vỡ, va chạm mạnh; đồng hồ bị nhiễm từ nặng khiến dây tóc bị xoắn lại; …

- Dây cót cũng có thể bị đứt khi bạn không tháo đồng hồ ra khỏi tay khi lên dây cót cho chúng. Lực tác dụng từ tay có thể khiến cho trục núm vặn bị lệch ảnh hưởng đến dây cót bên trong.

- Mỗi dòng đồng hồ với khả năng tích trữ năng lượng khác nhau sẽ có yêu cầu số vòng lên cót khác nhau. Tuy nhiên, hao tác vặn dây cót quá nhiều vòng khiến cho dây cót bị căng cứng dẫn đến bị đứt. 

- Ngoài ra, dây cót đồng hồ cũng có khả năng bị hỏng, đứt nếu như bạn sử dụng chúng quá lâu mà không bảo dưỡng.

Nên làm gì khi đồng hồ cơ bị đứt cót?

Dây tóc là một bộ phận không thể thiếu trong đồng hồ cơ, sự hỏng hóc của linh kiện này ảnh hưởng trực tiếp đến đồng hồ cũng như người sử dụng. Cách tốt nhất trong trường hợp đồng hồ bị đứt cót là bạn nên mang đồng hồ đến Trung tâm bảo hành Quốc tế hoặc những cơ sở sửa chữa có uy tín. Trong trường hợp “nhẹ” là dây tóc chỉ bị xô lệch hay xoắn, chuyên gia đồng hồ sẽ giúp bạn nắn chỉnh lại để đồng hồ hoạt động bình thường. Trường hợp xấu nhất là đứt cót thì bạn buộc phải thay dây tóc mới cho đồng hồ của mình


Lưu ý cách lên cót đồng hồ đúng cách

Đối với đồng hồ Handwinding (lên dây cót tay) bạn chỉ cần sử dụng tay vặn núm điều chỉnh vừa tầm không quá căng, không nên vặn căng quá nhằm tránh bị đứt dây cót và có thể gây ra hỏng máy. Thông thường, bạn nên vặn núm khoảng 15-20 vòng để nạp năng lượng cho đồng hồ.

Đối với đồng hồ Automatic (lên dây cót tự động): thiết kế của cỗ máy cho phép đồng hồ tự lên dây cót khi bạn đeo và chuyển động cổ tay, con quay sẽ rung lắc và nạp năng lượng cho máy đồng hồ. Đối với đồng hồ Automatic bạn nên đeo khoảng 8 tiếng/ngày để cho đồng hồ có thể hoạt động chính xác liên tục. Đôi khi bạn có đeo đồng hồ nhưng cổ tay lại không hoạt động nhiều dẫn đến đồng hồ không được nạp đủ năng lượng. Trong trường hợp này, bạn có thể cẩm đồng hồ và lắc khoảng 10 – 15 lần.

(Mẫu đồng hồ Orient Open Heart RA-AR0002B10B sử dụng bộ máy cơ F6S2 với tính năng lên cót tay) 

Với những mẫu đồng hồ sở hữu cả 2 tính năng trên bạn có đeo đồng hồ và hoạt động bình thường nhưng nên bổ sung cót tay để đảm bảo năng lượng đầy đủ cho đồng hồ. 

Nguồn: Sưu tầm