400 năm đã trôi qua kể từ khi chiếc đồng hồ tổ tiên của đồng hồ ngày nay được chế tạo vào thế kỷ 17. Xuyên suốt dòng thời gian 4 thế kỷ ấy vẫn luôn có những sự thật không ngờ về thế giới đồng hồ mà bạn vẫn chưa biết. Và đó là những gì mà bài viết hôm nay sẽ đúc kết và bật mí.
1. Đồng hồ Thụy Sĩ không phải là đồng hồ bền nhất thế giới
Được xem là loại đồng hồ đẳng cấp nhất thế giới nhưng đứng đầu về độ bền là đồng hồ Đức và đứng nhì là đồng hồ Nhật chứ không phải đồng hồ Thụy Sĩ đâu nhé. Tính cả bộ máy và vỏ ngoài thì so với đa số đồng hồ của hai nước Đức và Nhật thì đa số đồng hồ Thụy Sĩ chỉ về ba.
Nhưng vì đồng hồ Đức cũng đắt đỏ tầm đồng hồ Thụy Sĩ nên đây chính là lý do vì sao những cỗ máy cơ, máy pin bền bỉ giá hợp lý của Nhật Bản lại được lựa chọn và tin dùng trên khắp thế giới.
2. Hơn nửa thương hiệu Thụy Sĩ đều không tự sản xuất bộ máy
Có một sự thật không ngờ về thế giới đồng hồ Thụy Sỹ đó là hơn nửa số thương hiệu Thụy Sĩ hiện nay đều mua và dùng máy của hãng Thụy Sĩ khác (nhiều thương hiệu còn ráp máy Nhật, máy Trung Quốc) kể cả máy cơ và máy pin.
Lý do khá đơn giản là vì khủng hoảng do đồng hồ điện tử, đồng hồ pin gây ra vào những năm 80 khiến nhu cầu đồng hồ cơ sụt giảm, nhiều thương hiệu không còn đủ năng lực để nghiên cứu và tự sản xuất bộ máy.
Chỉ có những nhà sản xuất sừng sỏ tên tuổi mới tự mình sản xuất bộ máy (thường là máy cơ) và điều này được xem là vô cùng danh giá. Khái niệm “in-house” được dùng để chỉ những bộ máy được chính thương hiệu nghiên cứu, phát triển, sản xuất. Đồng hồ sở hữu những bộ máy cơ in-house thường bắt đầu từ con số $ 10.000 trở lên.
Hiện Thụy Sĩ có bốn nhà sản xuất bộ máy lớn chuyên cung ứng máy cho thị trường Thụy Sĩ và toàn thế giới là:
3. Thương hiệu giá rẻ thôn tính thương hiệu giá đắt
Một trong những sự thật không ngờ về thế giới đồng hồ đáng chú ý nhất là những nhà sản xuất, thương hiệu chuyên sản xuất sản phẩm giá từ tầm trung trở xuống thôn tính các ông lớn, bất chấp là lâu năm hay không, sản phẩm đắt tiền cỡ nào.
Có thể kể ra đó là: Swatch từ một nhà sản xuất sản phẩm đồng hồ phổ thông đã từng bước thôn tính Omega, Breguet, Longines, Tissot, Rado, Blancpain, nhà sản xuất bộ máy ETA…để trở thành tập đoàn đồng hồ lớn nhất Thụy Sĩ. Hoặc thương vụ Citizen mua Bulova, Arnold & Son; China Haidian mua lại Corum…
4. Đẳng cấp nhất thế giới không phải Rolex mà là Breguet và Patek Philippe
Nhiều người lầm tưởng Rolex là thương hiệu đồng hồ đẳng cấp nhất thế giới nhưng thực tế không phải như vậy. Mặc dù Rolex bán đắt cắt cổ kiểu như iPhone nhưng nó không phải thương hiệu được đánh giá cao nhất về cả độ danh giá, bộ máy, tính năng, thương hiệu, kinh nghiệm, tay nghề, thủ công mỹ nghệ…. (dù vậy, thương hiệu lại rất nổi tiếng với độ bền, khả năng thể thao, ông hoàng phòng đấu giá cũng như lựa chọn số 1 để đầu tư).
Chính Breguet – ông tổ của rất nhiều mẫu thiết kế, bộ máy, tính năng đồng hồ cơ chính là thương hiệu đồng hồ được đánh giá cao nhất. Song song với nó là Patek Philippe, một nhà sản xuất đồng hồ có tính phức tạp với nghề thủ công siêu tinh xảo. Cả hai đều là thương hiệu đồng hồ ngày xưa chỉ có quý tộc, hoàng gia dùng; ngày nay chỉ có giới siêu giàu mới mua nổi.
5. Bị rung lắc liên tục cũng làm đồng hồ kém chính xác
Trừ đồng hồ có mặt số điện tử, tất cả đồng hồ chạy kim máy cơ hay máy pin ít nhiều đều có độ chính xác bị ảnh hưởng bởi những rung lắc liên tục, tốc độ cao như đua xe, chạy đường xóc trong thời gian dài, dùng máy cưa, khoan, …
6. Máy Miyota của Citizen được ưa chuộng hàng đầu thế giới
Hiện nay sự thật khó tin về thế giới đồng hồ là các bộ máy (tự động, pin) do Miyota thuộc Citizen sản xuất đang được ưa chuộng hàng đầu thế giới chứ không phải anh cả Seiko hay các nhà sản xuất Thụy Sĩ, theo sát nó mới là máy của Seiko bởi:
- Thiết kế đẹp, nhiều lựa chọn tính năng
- ETA đã hạn chế bán máy cho các thương hiệu không thuộc sở hữu của Swatch
7. Đồng hồ fake không bao giờ dùng máy chính hãng
Trừ phi mẫu đồng hồ chính hãng dùng máy của các nhà sản xuất máy đại trà như ETA, Miyota, Seiko, Orient, Ronda, Soprod, Sellita … không thì đồng hồ Fake sẽ không bao giờ làm giả được một bộ máy in-house hoặc có những tính năng được thiết kế riêng. Cao lắm là bắt chước kiểu dáng còn chất liệu, tính năng, chất lượng thì hoàn toàn chịu.
Đây chính là một đặc điểm danh giá mà máy in-house đem đến và cũng là mẹo giúp bạn nhận biết đồng hồ đắt tiền nếu không mua chúng trong cửa hàng chính hãng được ủy quyền. Hàng xách tay, hàng xài rồi… muốn biết thật giả cứ bảo mở nắp lưng ra, bạn chỉ việc lên mạng để tìm hình ảnh của bộ máy chính hãng để so sánh.
8. Vàng hồng có đến 2 loại
Bạn thường nghe nói đến vàng hồng trên đồng hồ? Bạn nghĩ đó là màu của iPhone, điện thoại vàng hồng…? Không phải đâu, màu vàng hồng của iPhone là Pink Gold, thể hiện màu hồng rõ nét. Chất liệu này cũng thường được dùng trên đồng hồ nhưng không toàn không phổ biến bằng Rose Gold – vàng hồng của đồng hồ, thể hiện màu vàng hơi đỏ.
Họ nhà vàng hồng tổng cộng có 3 loại đó là: vàng hồng, vàng hồng (vàng đồng), vàng đỏ với tên tiếng Anh lần lượt là Pink Gold, Rose Gold, Red Gold với sắc đỏ tăng dần. So với Pink Gold, Rose Gold và Red Gold được dùng từ lâu đời hơn.
9. Một bí quyết giữ màu vàng/vàng hồng là mạ lót TIN/TICN
Với đồng hồ mạ vàng, nhiều thương hiệu đã dùng bí quyết mạ lót TiN (Titanium Nitride)/TiCN (Titanium Carbon Nitride) để giữ màu cho đồng hồ khi bị trầy xước hơi sâu đồng thời lớp lớp này cũng có độ cứng cao hạn chế khả năng bị trầy xước thấy cả cốt thép bên trong.
Đầu tiên lõi thép sẽ được mạ một lớp dày TiN/TiCN sau đó mới mạ một lớp mỏng vàng ngoài cùng. Nếu có bị đeo lâu ngày hay va quẹt làm lớp vàng bị trôi thì vẫn có lớp TiN/TiCN bên dưới. TiN có màu vàng tuyệt đẹp như vàng trở lên được dùng cho đồng hồ mạ vàng còn TiCN có màu đồng được dùng cho đồng hồ mạ vàng hồng.
10. Hầu hết caseback/nắp lưng của đồng hồ mạ vàng đều không được mạ vàng
Nếu không phải mạ vàng rất dày hoặc làm bằng vàng khối, caseback tức nắp lưng của đồng hồ mạ vàng thường không được mạ, nhiều mẫu đồng hồ cũng không mạ cả phần gấp phía trong của khóa dây. Không chỉ có mạ vàng, các loại màu sắc khác cùng vậy.
Lý do rất đơn giản đó là nắp lưng tiếp xúc trực tiếp với mồ hôi tay, dù lớp vàng/màu có được mạ bằng công nghệ cao tinh vi để chống phai mờ thế nào cũng khó mà chịu nổi sự tấn công trực diện thường xuyên như thế. Vì vậy cách tốt nhất là không mạ.