CÁCH PHÂN BIỆT ĐỒNG HỒ CƠ VÀ ĐỒNG HỒ CHẠY PIN

 

Là một người đeo đồng hồ bình thường, bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào để phân biệt một chiếc đồng hồ cơ và một chiếc đồng hồ chạy pin (đồng hồ Quartz)?

Có vô số các cỗ máy khác nhau được các nhà chế tạo đồng hồ khắp thế giới tạo ra dựa trên chức năng và mục đích sử dụng, nhưng chúng sẽ nằm một trong hai loại máy: Quart hoặc cơ khí.

Một bộ máy của đồng hồ (caliber) là động cơ hoạt động như nguồn năng lượng giúp các chức năng của đồng hồ hoạt động. Ở những chiếc đồng hồ Quartz thông thường, năng lượng của chiếc đồng hồ sẽ được lấy từ pin và truyền tới bộ dao động bằng tinh thể thạch anh, từ đó làm di chuyển những cây kim. Ở đồng hồ cơ thì khác hơn: năng lượng lấy từ dây cót, truyền tới bộ thoát và từ đó điều khiển những cây kim. Bộ máy bên trong giữ trọng trách điều hành mọi chức năng và đảm bảo đồng hồ chạy chính xác, bộ máy chính là linh hồn của một chiếc đồng hồ.

 

 

Có một cách đơn giản để phân biệt một chiếc đồng hồ sử dụng máy Quartz hay máy cơ bằng cách nhìn vào kim giây. Nếu kim giây nhẩy nhiều bước nhỏ liên tục, trơn tru, không bị giật giật, thì đó là chiếc đồng hồ cơ. Ngược lại, nếu kim giây nhảy mỗi giây một lần, thì 99% đó sẽ là chiếc đồng hồ Quartz.

Tuy nhiên, sẽ có 1% còn lại là những chiếc đồng hồ cơ học đắt tiền sử dụng cơ chế Dead-Beat Seconds. Lúc này, kim giây sẽ di chuyển 1 giây 1 lần giống đồng hồ Quartz.

Số lần nhảy của kim giây ở đồng hồ cơ học sẽ tùy thuộc vào tần số dao động của bánh xe cân bằng. Nếu bộ máy có tần số càng lớn, kim giây sẽ di chuyển càng mượt với số lần nhảy nhiều hơn.

Một số hãng đồng hồ đã có những cải tiến vượt bậc nhờ kết hợp kỹ thuật hiện đại vào các bộ máy cơ truyền thống. Trong đó có Seiko với cơ chế Spring-Drive với tần số 32.786 Hz, kim giây trên những chiếc Seiko Grand sử dụng cơ chế Spring - Drive lướt trơn tru trên mặt số thay vì những bước nhảy nhỏ. Một chiếc đồng hồ Spring Drive chỉ sai lệch trong khoảng +/-15 giây mỗi tháng.

Nguồn: Sưu tầm