CUỘC KHỦNG HOẢNG THẠCH ANH VÀ SỰ HỒI SINH

Nét độc đáo của những nhãn hiệu đồng hồ Thụy Sĩ không chỉ là những giá trị lịch sử, những phát minh tiên phong, những kỷ lục mà còn là khả năng vượt qua những cơn khủng hoảng ảnh hưởng bởi những sự kiện chính trị (cách mạng tư sản, chiến tranh thế giới), kinh tế (sụp đổ Phố Wall thập niên 20, 30) và thay đổi công nghệ của thế giới.

Từ những năm 60 thế kỷ trước, phát hiện khả năng dao động điện từ của tinh thể thạch anh theo một tần số nhất định khi có dòng điện chạy qua, các hãng đồng hồ Thụy Sĩ đã tham gia ngay vào nghiên cứu phát triển công nghệ thạch anh cho đồng hồ đeo tay.

 

 

Những mẫu đồng hồ Quartz của các hãng Breitling trong thời kỳ khủng hoảng thạch anh

Những mẫu đồng hồ Quartz của các hãng Breitling trong thời kỳ khủng hoảng thạch anh

Những mẫu đồng hồ Quartz của các hãng Breitling trong thời kỳ khủng hoảng thạch anh

Sau 5 năm, dù có những thành công bước đầu, nhưng người Nhật, Mỹ cũng có những thành công tương tự. Và cuộc khủng hoảng mang tên “thạch anh” đối với ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ diễn ra trong thập kỷ 70.

Dù dẫn đầu về công nghệ nhưng những nhà sản xuất Thụy Sĩ không tính được yếu tố giá thành. Niềm tin của người dùng “độ chính xác của một chiếc đồng hồ tương đương giá cả của nó” bị thay đổi hoàn toàn.

 

Những mẫu đồng hồ Quartz của các hãng Certina trong thời kỳ khủng hoảng thạch anh

Việc các công ty Nhật Bản sản xuất ra những chiếc đồng hồ điện tử với độ chính xác hoàn hảo và giá thành cực rẻ đã sớm biến thời kỳ cực thịnh của thị trường đồng hồ cơ Thụy Sĩ về với quá khứ. Chỉ với 10 năm từ 1973 đến 1983, hơn 65% nhân công trong số 90.000 người làm trong ngành đồng hồ Thụy Sĩ bị mất việc làm, hơn 1.000 nhà sản xuất bị đóng cửa. Năm 1980, Société Suisse pour l’Industrie Horlogère (SSHI) không còn khả năng trả lương cho nhân viên và phải xin những khoản vay từ ngân hàng.

Điều thú vị là một ngành công nghiệp có giá trị trung bình xuất khẩu 1 chiếc đồng hồ gần 700 USD/chiếc lại được khôi phục nhờ một người nước ngoài và từ một thương hiệu đồng hồ có giá trung bình dưới 100 USD/chiếc: Swatch.


Nicolas Hayek là một doanh nhân người Liban, lúc đó đang là chủ công ty Hayek Engineering, sau trở thành CEO của SSHI, tiền thân của Swatch Group, người đã đưa ra nhiều ý tưởng, đặt lên bàn đàm phán đồng vốn của mình để thuyết phục hàng loạt ngân hàng và nhà đầu tư ra tay cứu vớt ngành công nghiệp đồng hồ đang hấp hối của Thụy Sĩ.

“Nếu ngành công nghiệp, nơi quy tụ đặc trưng của đất nước và con người Thụy Sĩ - sự chính xác, lòng tin và giá trị - không chống nổi làn sóng cạnh tranh từ Nhật Bản thì chúng ta nên bỏ nốt đầu tư vào các ngành công nghiệp sản xuất động cơ và sản phẩm y dược.”

 


Những mẫu đồng hồ Quartz của các hãng Oris trong thời kỳ khủng hoảng thạch anh

 Swatch đã xuất hiện và thể hiện giá trị cạnh tranh đó. Nhắm vào yếu tố độ dày, sáng chế cũ được sử dụng lại để bộ phận vận hành gắn trực tiếp vào vỏ đồng hồ, loại bỏ lớp bảo vệ không cần thiết, để những chiếc đồng hồ có độ dày dưới 2mm đã xuất hiện trên thị trường. Swatch cũng tự nhận yếu tố phi thường của mình là công nghệ nhựa đặc biệt, đắt giá mà không ai, ngay cả đồng hồ Nhật, sao chép nổi.

Khi độ chính xác không còn là vấn đề người sử dụng quan tâm trên đồng hồ thì Swatch định nghĩa lại đồng hồ như một “xu hướng thời gian” hay “phong cách sống.”

Người đứng sau xu hướng thiết kế và định vị lại một loạt phân khúc của đồng hồ Swatch là Jean Robert, người đã từng biến Fogal từ một công ty sản phẩm đồ lót phụ nữ thông thường thành những sản phẩm tinh tế và gợi cảm khi thấy rằng phụ nữ luôn sẵn sàng trả giá cao cho những bộ tranh phục phong cách khoác trên người manơcanh.

Nhiều chiếc đồng hồ được bao bọc để chống nước, chống xước và che đi sự xấu xí của thiết bị điện tử thì Swatch đã nghĩ ra thiết kế với mặt sau trong suốt cho phép người dùng quan sát rõ cách vận hành của những bánh răng, ý tưởng mà về sau đến các hãng đồng hồ cao cấp cũng làm theo.

Với hơn 350 mẫu thiết kế, tủ trưng bày đồng hồ tại cửa hàng lại thay đổi theo 6 tháng đã giúp Swatch tiêu thụ 200 triệu chiếc đồng hồ tính đến năm 1996.

 

Những mẫu đồng hồ Quartz của các hãng Tissot trong thời kỳ khủng hoảng thạch anh

Các thương hiệu như Breguet, Blancpain, Calvin Klein, Omega. Longines, Rado và Tissot lần lượt được tập đoàn Swatch thâu tóm và phát triển, trong đó Omega trở thành tài sản đắt giá nhất khi mang lại 34% doanh thu và 46% tổng lợi nhuận của tập đoàn.

Tập đoàn Swatch được định giá 328 triệu CHF kể từ khi Nicolas Hayek dẫn dắt, thì năm 2015 có doanh thu hơn 9,5 tỷ USD và công ty được định giá 23,9 tỷ USD.

 

Những mẫu đồng hồ Quartz của các hãng Oris, Omega, Rado trong thời kỳ khủng hoảng thạch anh

Xu hướng mới xuất hiện khi những đại gia kỳ cựu trong giới sản xuất mặt hàng xa xỉ, thời trang cũng tham gia vào lĩnh vực đồng hồ, sử dụng sức mạnh của marketing để chắp cánh cho những thương hiệu đồng hồ lớn và lâu đời của Thụy Sĩ.

Tập đoàn LVMH thâu tóm TAG Heure, Ebel, Chaumet, Hublo. Tập đoàn Richemont mua lại IWC, Jaeger-LeCoultre.

Cộng với sự trỗi dậy từ thị trường tiêu dùng phương Đông và các thị trường mới, ngành đồng hồ Thụy Sĩ đã thoát hiểm ngoạn mục và phát triển cho đến ngày nay.

Ẩn sâu bên trong vẻ ngoài hào nhoáng và được gắn mác “đắt đỏ” của các mẫu đồng hồ Thụy Sỹ là cỗ máy bền bỉ, chính xác, thiết kế sang trọng. Tất cả những yếu tố đó tạo nên một kiệt tác thời gian thực thụ của nhân loại và xứng đáng được nâng niu với tất cả tình cảm ngưỡng mộ.