ĐỒNG HỒ LẶN - DÒNG ĐỒNG HỒ LÀM THAY ĐỔI THẾ GIỚI ĐỒNG HỒ ĐEO TAY

Trước khi những chiếc đồng hồ lặn ra đời với khả năng chịu được áp lực nước đáng kinh ngạc thì đồng hồ chỉ được sử dụng như một món phụ kiện bỏ túi, cần được bảo quản cẩn thận tránh bị nước, độ ẩm, bụi bẩn xâm nhập vào gây hư hỏng. Thế nhưng, để đồng hồ đeo tay thực sự hữu dụng hoạt động bền bỉ trong mọi môi trường khắc nghiệt thì buộc các nhà sản xuất đồng hồ phải nghiên cứu tìm ra giải pháp. Và sau thời gian dài sáng tạo, thử nghiệm, những chiếc đồng hồ đeo tay kháng nước, rồi nâng cấp lên là đồng hồ lặn chuyên nghiệp đã ra đời có khả năng thách thức lại môi trường khắc nghiệt nhất dưới đại dương.

Đồng hồ lặn được ra đời như thế nào?

Lịch sử về khả năng chịu nước của đồng hồ bắt đầu từ khoảng năm 1920, ở thời kỳ này chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên dành cho nam giới được sáng tạo lại từ đồng hồ bỏ túi mà vỏ và dây được hàn dính liền nhau. Trước đó, đây là món trang sức chủ yếu được tạo ra dành cho phụ nữ và nó được bảo quản rất cẩn thận. Song khi hướng đến đối tượng nam giới thì đồng hồ gặp phải những bất cập như: độ tin cậy thấp; dễ bị hư hỏng khi tiếp nhận vài cú shock mạnh; nhiệt độ và độ ẩm thay đổi khi đeo trên tay thay vì bọc trong túi áo khoác hay vest; nước, độ ẩm, bụi, dễ dàng được tìm thấy trong các chuyển động của bộ máy đồng hồ do khoảng trống giữa các nút; sự không chính xác của các yếu tố trong việc gia công và lắp ráp…  khiến các bộ phận bên trong bộ máy đồng hồ bị gỉ sét, bánh răng và bánh răng chuyền bị kìm hãm, dẫn đến hư hỏng động cơ. Hơn nữa, khi đồng hồ được đeo trên tay, tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau thì những yếu tố gây hư hại đến đồng hồ sẽ tăng cao. Và rõ ràng là đồng hồ đeo tay sẽ không thể được ưa chuộng cho đến khi những vấn đề trên được giải quyết.

Điều này đã buộc các kỹ sư trong ngành và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty đồng hồ đã đưa đến sự phát triển kỹ thuật quan trọng. Vài năm sau đó, nhiều ý tưởng tuyệt vời được thiết lập để tạo ra các giải pháp mang tính cách mạng, loại bỏ hết những quan điểm cũ kỹ từ quá khứ. Họ thiết kế nhiều mẫu đồng hồ mới, duy trì hoạt động của chúng trong suốt những thập kỷ sau, hoặc nhiều thế kỷ, những thiết kế mà thỉnh thoảng ngày nay vẫn được ứng dụng lại.

Thương hiệu nào đã tìm ra giải pháp chịu được áp lực nước cho đồng hồ đeo tay?

Mở đầu cho việc sáng tạo ra đồng hồ đeo tay ngày nay là thương hiệu đồng hồ Thụy Sỹ  Rolex với người sáng lập  Hans Wilsdorf . Năm 1922, Rolex cho ra đời mẫu là Rolex Hermetic với vỏ tròn nhỏ, trang bị một lớp vỏ mỏng bên ngoài bao phủ toàn bộ hệ thống nút vặn và đồng hồ. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là khi cần điều chỉnh kim đồng hồ thì phải mở phần nắp đậy và sau đó đóng lại khá mất thời gian. Không chỉ vậy, việc sử dụng thường xuyên sẽ tác động lên các rãnh ở một bên của nắp đúc khiến chiếc đồng hồ dễ hư hại bên trong, buộc phải sửa chữa nhiều.

Vài năm sau đó, ông chủ Rolex đã nhìn thấy tiềm năng từ hai nhà sáng chế Perragaux và Perret (ý tưởng đầu tiên về nút vặn chống thấm nước) có thể thực sự tạo ra chiếc đồng hồ chống nước đầu tiên. Ông nhanh chóng mua bản quyền từ Thụy Sỹ của những nhà sáng lập và áp dụng ở US, UK, và Đức vào năm 1926­-1927. Đây là ý tưởng  cải tiến quan trọng trong việc di chuyển vòng đệm làm kín từ bên ngoài vào bên trong bao quanh nút vặn và độ bền được nâng cao hơn.
Rolex kết hợp giữa việc cải tiến nút điều chỉnh và tác nhân làm hỏng lớp vỏ đồng hồ trong một thiết kế mới, là chiếc đồng hồ đầu tiên có độ bền và niềm tin vào khả năng chống thấm nước mang tên Oyster.

Và để chứng minh được điều đó, ông chủ Rolex đã nghĩ ra một cách quảng bá thông qua một người phụ nữ tên là Mercedes Gleitze khi cô có ý định thử thách mình bơi qua eo biển Anh. Vài ngày sau, câu chuyện của cô và chiếc đồng hồ được thảo luận trên trang đầu tiên của tờ báo Daily Mail, mang đến cho công chúng bằng chứng cụ thể đầu tiên về một chiếc đồng hồ không thấm nước. Bước tiếp theo để tạo ấn tượng sâu sắc hơn nữa, ông chủ Rolex đã trưng bày những chiếc đồng hồ Oyster trong bể cá đầy nước tại các cửa hàng, đại lý bán lẻ. Chính nhờ chiến lược phát triển đặc biệt và cách tiếp thị dí dỏm của người sáng lập nhãn hiệu Rolex đã đưa chiếc đồng hồ chống nước bắt đầu hành trình chinh phục thị trường thế giới.

Omega Marine có thể thực hiện việc lặn sâu đáng kinh ngạc dưới đại dương

Từ bước đi đầu tiên khá khởi sắc của Rolex, những năm sau đó rất nhiều thương hiệu khác cũng nảy ra ý định muốn cạnh tranh thị phần đồng hồ ở phân khúc thị trường này. Nổi bật nhất phải kể đến hai thương hiệu là đồng hồ Omega và Cartier.

 Chiếc đồng hồ đầu tiên được thiết kế với thách thức lớn hơn, hiện đại hơn là mẫu Marine của Omega ra đời năm 1932. Nó trở thành chiếc đồng hồ lặn đầu tiên trên thế giới có thể thực hiện việc lặn sâu đáng kinh ngạc dưới đại dương.  

Omega Marine được thiết kế vỏ gồm 2 phần có thể tháo lắp linh hoạt, phần trên và dưới liên kết với nhau bởi một bản lề, sau đó chúng được giữ an toàn, cố định trong một cái khóa ở lớp vỏ sau. Hơn nữa, Omega Marine là chiếc đồng hồ cao cấp đầu tiên có mặt kính sapphire nhân tạo, loại vật liệu được tin cậy cao so với những vật liệu khác cùng thời đó. Sản phẩm được hoàn thành với dây bằng da mà theo Omega tuyên bố có khả năng chống nước muối rất cao.  

Để chứng tỏ khẳ năng đặc biệt của chiếc đồng hồ này, hãng Omega đã cho nó trải qua một loạt thách thức không thể tưởng tượng ở một chiếc đồng hồ đeo tay. Một cặp đồng hồ Marine của Omega được đặt trong nước nóng 85 độ C vài phút, sau đó chúng bị nhấn chìm xuống độ sâu 70m ở nhiệt độ 5 độ C trong 30 phút ở vùng nước lạnh của hồ Geneva. Điều bất ngờ là khi đưa ra khỏi hai thử thách trên, chúng vẫn hoạt động hoàn hảo và không thấy dấu vết của nước bên trong.

Năm 1932, hãng Cartier nhận được một đơn đặt hàng đặc biệt đến từ vị Pasha của Morroco (Pasha là một con người phi thường). Ông mong muốn có một chiếc đồng hồ không thấm nước có thể đeo thường xuyên khi đi bơi. Cartier đã đáp lại nhu cầu của Pasha: trang bị một vòng đệm làm kín duy nhất xung quanh lớp vỏ đồng hồ và một vòng đệm làm kín ở chỗ nút vặn, với vòng dây đeo nhỏ cố định. Từ năm 1943, dòng đồng hồ này được sản xuất và biết đến rộng rãi với tên gọi Pasha de Cartier, một chiếc đồng hồ mang tính biểu tượng hơn là mẫu đồng hồ chống thấm nước đầu tiên.

Không phải Rolex mà Fifty Fathoms mới là chiếc đồng hồ lặn thực sự đầu tiên

Nhìn lại chặng đường thế hệ đầu tiên của những chiếc đồng hồ chống nước được Rolex, Carteir và Omega cho ra đời, chúng ta có thể thấy các sản phẩm này đều đang cố gắng giải quyết các vấn đề sau: vòng đệm làm kín vỏ, gờ lắp mặt kính và nút vặn. Tuy nhiên, câu chuyện về sự cải tiến để cho ra đời những chiếc đồng hồ lặn đầu tiên hiện đại như ngày nay chưa dừng lại ở những phát minh của 3 thương hiệu trên. Nó chỉ thực sự được nâng lên tầm cao mới, mang tính ứng dụng thực tiễn, được phổ biến rộng rãi khi một số thành viên trong quân đội Pháp tham gia vào đưa ra ý tưởng, thiết kế nên mẫu đồng hồ theo yêu cầu sử dụng trong tác chiến của mình.

Vào năm 1950, những chiến binh Pháp nhận ra rằng để thực hiện được nhiệm vụ phá hoại và thu thập thông tin tình báo quân sự, đồng hồ mà họ sử dụng phải có chức năng không thấm nước, la bàn. Tuy nhiên, những mẫu đồng hồ thời kỳ này chưa thể đáp ứng được nhu cầu đó. Điều này đã buộc lãnh đạo của họ ông Blancpain phác thảo ra những nét đầu tiên về một chiếc đồng hồ mà ông và nhóm của ông cho là phù hợp nhất với nhu cầu. Ông đã tìm các nhà sản xuất đồng hồ để thuyết phục họ chấp nhận ý tưởng, song đều nhận được cái lắc đầu. Sau nhiều lần bị từ chối thì may mắn cũng mỉm cười khi một hãng sản xuất Thụy Sỹ đã chấp nhận bản thảo thiết kế để sản xuất nên mẫu đồng hồ trở thành biển tượng có tên the Fifty Fathoms.

Fifty Fathoms đã đi trước 40 năm với tiêu chuẩn ISO 6425, tiêu chuẩn được xác định là đặc tính của đồng hồ lặn hiện đại.  Mẫu đồng hồ đã đáp ứng được yêu cầu đo lường chính xác thời gian lặn, đọc được thời gian trong môi trường nước và có độ tin cậy chắc chắn.

Ngày nay, ý tưởng gờ lắp mặt kính có thể xoay được đã trở nên quen thuộc, nhưng nó đã được kết hợp cách đây hơn 50 năm trong mẫu Fifty Fathoms lần đầu tiên. Vai trò của nó là cho phép người đeo có thể đo lường lên đến 60 phút một lần, vị trí 60 trùng với vị trí “0” trên gờ lắp kính  được liên kết tức thời với kim phút. Tiến bộ này chỉ dùng để theo dõi kim phút trên gờ lắp, cho thấy dấu hiệu thời gian trôi qua.

Tuy nhiên, mẫu đồng hồ Fifty Fathoms chỉ tồn tại được 27 năm, từ năm 1953 cho đến khi thương hiệu tạm thời ngừng hoạt động vào năm 1980. Ba năm sau đó Jean-Claude Biver đã mua và bắt đầu gây dựng lại công ty, năm 1997 mẫu Fifty Fathoms được tái sinh và là mẫu đồng hồ lặn cao cấp gây được sự chú ý.

Deep Sea đánh bại được những nơi sâu nhất dưới hành tinh

Vào năm 1954, Rolex cho ra mẫu đồng hồ mà nó được công nhận rộng rãi: Submariner. Mẫu đồng hồ này được phát triển trong suốt 60 năm qua, với thiết kế mang nét tương phản cao giữa gờ và mặt số, hình dạng độc đáo và dây đeo của đồng hồ được liên kết bởi ba mắt dây bằng thép không gỉ. Tự thân Submariner đã làm nên câu chuyện tuyệt vời cho chính nó, nhưng ở đây chúng ta chỉ bàn tới người tiền nhiệm của nó, còn được gọi là Deep Sea.

Bắt đầu vào năm 1960, hai người đàn ông là Jacques Piccard và Don Walsh bước lên con tàu “Bathyscaphe Trieste” lần đầu tiên đến nơi sâu nhất của trái đất, tận cùng của Mariana để chinh phục thử thách độ sâu 10.916m (35.800 feet) so với bề mặt Thái Bình Dương. Vấn đề mới là khí heli có thể xâm nhập được qua các vòng làm kín của vỏ đồng hồ, làm tăng áp lực bên trong, do đó cần tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này. Một giải pháp được tìm thấy nhanh chóng bởi hai hãng: Rolex và Doxa để cùng nhau khắc phục thách thức trên.

Ngày nay, đồng hồ lặn dùng cho việc lặn đã trở nên phổ biến trong nhóm đồng hồ thể thao, song không nhất thiết người sử dụng chúng cho việc lặn, mà họ cỏ thể sử dụng chúng như một món phụ kiện cá tính, thời trang với sự đảm bảo về độ bền và giá trị hữu dụng.