NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ VAN KHÍ HELIUM

Khái niệm về van khí Helium xuất hiện khi những mẫu đồng hồ lặn chuyên nghiệp ra đời. Bộ phận van khí Helium giúp bảo vệ cho chiếc đồng hồ thoát khỏi sự tàn phá từ hiện tượng thay đổi áp suất dưới đáy biển và mặt nước. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bộ phận này trong bài viết hôm nay nhé!

Van khí Helium là gì?

Helium hay còn gọi là Heli là nguyên tố nhiều thứ hai trong vũ trụ sau hydro, tồn tại dưới dạng khí do chỉ có thể đông đặc dưới áp suất rất cao. Khí Heli được dùng nhiều trong khinh khí cầu, dùng làm lạnh cho nam châm siêu dẫn.

 Khi thợ lặn lặn xuống mức có áp suất lớn hơn 300m (30ATM) thì các phân tử khí Helium tràn vào bên trong đồng hồ (do kích thước nhỏ nên có thể dễ dàng len lỏi vào trong). Khi thợ lặn trở lên mặt nước thì một lượng khí Helium tích tụ ở bên trong đồng hồ chênh lệch áp suất với bên ngoài dẫn đến hiện tượng nổ buồng áp suất. Van khí Helium là bộ phận giúp đồng hồ giảm bớt được áp suất mà khí Helium gây ra bằng cách điều áp khí này (hay còn gọi là van thoát khí Helium). Nên lưu ý rằng nó chỉ có tác dụng điều áp chứ không phải là van chống nước cho đồng hồ. Do đó, nó chỉ có tác dụng đối với những mẫu đồng hồ lặn chuyên dụng.

Bộ phận Van khí Helium vận hành ra sao?

Rolex Sea-Dweller gắn liền với cơ chế van Heli

Bộ phận van khí Helium trên đồng hồ đeo tay được thiết kế lại từ van điều áp khí Helium của các thiết bị công nghiệp để thu gọn kích thước và tích hợp thật gọn gàng vào thân vỏ của chiếc đồng hồ đeo tay. Van khí Helium trên đồng hồ được hãng Rolex và Doxa đồng sáng tạo ra vào năm 1960.

 Theo đó, van khí Helium không phải là một bộ phận của bộ máy, chúng không vận hành bất cứ hoạt động nào của đồng hồ cũng như mang đến khả năng chống nước cho đồng hồ. Đồng hồ được trang bị van khí Helium không có nghĩa là chống nước tốt hơn đồng hồ không có van khí Helium mà chỉ chống lại áp suất dưới đáy biển tốt hơn.

 Mỗi hãng sẽ đưa ra những thiết kế khác nhau cho van khí Helium này tuy nhiên đều dựa trên cùng một nguyên tắc là tạo ra một van để đưa khí Helium ra ngoài khi chúng tích tụ quá đầy bên trong vỏ đồng hồ. Sẽ có loại van khí Helium tự động để thoát khí ra ngoài khi áp suất đạt một mức nào đó. Ngoài ra cũng có những loại van cần tác động của con người như dạng nút hay núm vặn để mở thoát khí Helium.

Đồng hồ lặn nào cũng cần có van khí Helium?

Thông số kĩ thuật về độ chịu nước của đồng hồ cho phép phân loại những mẫu đồng hồ lặn thông thường và đồng hồ chuyên dụng là khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên sử dụng chiếc đồng hồ nào chỉ để đi lặn thông thường hoặc dành cho công việc riêng biệt. Ở mức áp suất hơn 300m, việc chiếc đồng hồ của bạn cần phải có van khí Helium là một điều cần thiết.

Nhờ có nó mà đồng hồ được bảo về, mang lại tuổi thọ sử dụng lâu dài hơn cho người sử dụng. Còn nếu như bạn chỉ sử dụng đồng hồ lặn thông thường thì việc không có van khí helium cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến chiếc đồng hồ của bạn. Ngoài ra, có nhiều các sản phẩm chuyên nghiệp đảm bảo đủ độ kín, độ chịu nước thì việc không có van khí helium không có quá nhiều tác động đến chúng.

 Với những kiến thức trên đây, Đồng Hồ Số Một hy vọng bạn sẽ hiểu thêm về bộ phận Van khí Helium cũng như có nhiều thông tin về những mẫu đồng hồ lặn!

Nguồn: Sưu tầm