NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HIỆN TƯỢNG SAI SỐ Ở ĐỒNG HỒ CƠ

Bất cứ ai mới đeo đồng hồ cơ đều có thể sẽ gặp phải tình trạng đồng hồ chạy sai giờ và cho là đó là điều không bình thường. Nhưng với những ai đã đeo đồng hồ cơ nhiều năm đều hiểu rằng sai số là điều không thể tránh khỏi, quan trọng là cố gắng trong phạm vi cho phép là được. Vậy tại sao đồng hồ cơ luôn có sai số?

 

 

NGUYÊN NHÂN KHIẾN ĐỒNG HỒ CƠ CÓ SỰ SAI SỐ 

Trên thực tế, cả đồng hồ cơ và đồng hồ quartz đều xảy ra hiện tượng sai số trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, mức sai lệch của đồng hồ quartz rất thấp, chỉ với 0,05s – 0,5s/ngày. Trong khi đó, sai số của đồng hồ cơ thường dao động từ -15s đến +30s (dấu “-” tương ứng mức chậm hơn, “+” tương ứng với nhanh hơn).

 

 

Có nhiều yếu tố xung quanh ảnh hưởng đến mức sai số của đồng hồ cơ, nhưng yếu tố quan trọng nhất được nhắc đến là tần số dao động. Có thể hiểu, tần số dao động là số vòng xoay bộ phận bánh lắc thực hiện trong vòng 1 giờ, đơn vị đo thường là Hz hoặc VPH (vibrations per hour). Ngoài ra, tần số dao động còn được gọi với tên khác là nhịp đập trong một giờ, đơn vị là BVP (beat per hour).

Như vậy, bánh lắc chính là bộ phận quyết định đến độ chính xác của đồng hồ cơ. Tần số dao động càng lớn, bánh lắc càng xoay nhiều lần trong 1 giờ thì độ chính xác càng lớn. Ngược lại, tần số sao động càng nhỏ, bánh lắc xoay càng ít lần trong một giờ, khiến độ sai số càng lớn.

Tuy nhiên, mức sai số tối đa của đồng hồ cơ theo tiêu chuẩn quốc tế không được vượt quá 30s/ngày.

 

 CÁC MỨC SAI SỐ CỦA ĐỒNG HỒ CƠ 

Có thể nói, sai số là đặc điểm đặc trưng truyền thống của dòng đồng hồ cơ. Bất kỳ dòng đồng hồ nào từ trung cấp đến cao cấp đều có thể gặp phải hiện tượng này. Tuy nhiên, thông thường đồng hồ chế tác càng tinh xảo, phức tạp, tần số dao động càng cao thì mức độ sai số càng thấp.

1. Mức độ sai số của đồng hồ cơ (trừ dòng Tourbillon) của Thụy Sĩ (Swiss made), Đức (German made hoặc Made in Germany), Nhật Bản:

  • Phân khúc cao cấp: +5s đến -10s/1 ngày;  +35s đến -70s (1,17 phút)/1 tuần, +150s (khoảng 2,5 phút) đến -300s (5 phút)/1 tháng
  • Phân khúc bình dân đến trung cấp: +12s đến -20s/1 ngày;  +84s (1,4 phút) đến -140s (2,4 phút)/1 tuần, +360s (khoảng 6 phút) đến -600s (10 phút)/1 tháng.

 

 

2. Mức sai số của dòng đồng hồ cơ (trừ dòng Tourbillon) của Trung Quốc là +20s đến -30s/1 ngày;  +140s (2,4 phút) đến -210s (3,5 phút)/1 tuần, +600s (khoảng 10 phút) đến -900s (15 phút)/1 tháng.

3. Mức sai số của đồng hồ cơ Tourbillon của:

  • Thụy Sĩ (Swiss made) và Đức (German made hoặc Made in Germany): +0,5s đến -1s/1 ngày;  +3,5s đến -7s/1 tuần, +15s đến -30s/1 tháng.
  • Trung Quốc: +2s đến -4s/1 ngày;  +14s đến -28s/1 tuần, +60s đến -120s/1 tháng.

 

CÁCH LÀM GIẢM SAI SỐ CỦA ĐỒNG HỒ CƠ

Với dòng đồng hồ cơ, bạn nên lưu ý một vài điểm sau khi sử dụng, tránh tình trạng sai số trong quá trình sử dụng.

 

 

– Không để đồng hồ ở nơi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp (trên 35 độ C hoặc dưới 5 độ C): Khi để đồng hồ ở nơi quá nóng hoặc quá lạnh, các bộ phận kim loại bên trong đồng hồ cơ sẽ xảy ra hiện tượng giãn nở, ảnh hưởng đến độ chính xác của đồng hồ.

– Tránh để đồng hồ gần các thiết bị chứa từ trường như tivi, laptop, điện thoại, lò vi sóng, đồng hồ có thể bị nhiễm từ, gây hiện tượng sai số.

– Không nên đeo đồng hồ khi hoạt động mạnh hoặc chơi các bộ môn thể thao mạnh mẽ.

– Chú ý lau dầu, bảo dưỡng đồng hồ cơ đúng thời gian (2-3 năm/lần) theo khuyến cáo của hãng.

– Để đảm bảo độ ổn định của đồng hồ cơ, nên đeo đồng hồ liên tục 8 giờ/ngày

Nguồn: Sưu tầm