10 DẤU MỐC QUAN TRỌNG CỦA THƯƠNG HIỆU TRỨ DANH NƯỚC MỸ - BULOVA

 Thương hiệu Bulova được sáng lập bởi một thanh niên nhập cư 23 tuổi từ Bohemia có tên là Joseph Bulova, vào năm 1875 chàng trai đã mở một cửa hàng nhỏ ở Maiden Lane – New York. Không ai có thể ngờ rằng từ một cở sở nhỏ như thế về sau phát triển thành một “đế chế Bulova” hùng mạnh. Hãy cùng nhìn lại 10 mẫu đồng hồ nổi bật trong lịch sử phát triển của hãng Bulova dưới đây và khám phá xem tầm quan trọng của chúng đối với thương hiệu Bulova nói riêng cũng như ngành công nghiệp đồng hồ nói chung.

Bulova đã được biết đến với một số lần đầu tiên trong ngành đồng hồ: như là quá trình tiêu chuẩn hóa các bộ phận của đồng hồ, cho ra mắt các dòng đồng hồ chính hãng đầu tiên dành cho phái đẹp và phát sóng quảng cáo radio đầu tiên - trước năm 1972, đó cũng chính là năm phi công huyền thoại Charles Lindbergh trở thành người đàn ông đầu tiên bay liên tục qua Đại Tây Dương. Thành tựu này đã giúp Lindbergh giành được giải thưởng là một chiếc đồng hồ Bulova trị giá 1000 USD và có cơ hội trở thành gương mặt đại diện cho công ty đồng hồ đeo tay Lone Eagle nhân dịp kỉ niệm chuyến bay lập được kỉ lục.

 

 

Chiếc đồng hồ Lone Eagle đầu tiên Lindbergh sở hữu có giá là 37,5 USD, được Bulova quảng cáo “lớp vỏ được phủ một lớp vàng trắng 14K được chạm khắc hào nhoáng cùng với mặt kính phía sau không dễ dàng bị phá vỡ giúp bảo vệ bộ máy khỏi bụi bẩn, đồng thời được trang bị bộ máy Bulova lắp 15 chân kính chắc chắn’’. Là gương mặt thương hiệu cho mẫu đồng hồ này, Lindbergh phát biểu rằng “Tôi rất hài lòng khi đeo nó vì nó luôn hoạt động chính xác và cũng là một phụ kiện trang sức làm đẹp cho tôi’’. Chiếc đồng hồ Lone Eagle đã trở thành mẫu đồng hồ Bulova bán chạy nhất thời đại đó.

 

 

Vào đầu những năm 40 của thế kỷ 20 khi chiến tranh thế giới thứ II đang xảy ra và Mỹ chính thức tham chiến, Bulova đã ký kết hợp đồng với chính phủ Hoa Kỳ để sản xuất các công cụ đo lường phục vụ cho quân đội. Mẫu đồng hồ Bulova “Hack” chính là một trong những thiết bị chính thức của quân đội Mỹ thời kỳ này. Chiếc đồng hồ này được trang bị một bộ phận khóa máy đặc biệt giúp đồng bộ thời gian chính xác, đây được xem một yếu tố vô cùng quan trọng trong chiến lược quân sự.

Bulova là một trong số ít những công ty đồng hồ Hoa Kỳ đề cao bổn phận bảo vệ tổ quốc: nhiều nhân viên nam của công ty đã gia nhập vào lực lượng vũ trang, rời khỏi nhà máy Bulova mà ở thời điểm lúc đó phần lớn do nữ giới quản lí. Công ty cũng đã chi 25% số tiền của mình vào quảng cáo nhằm đẩy mạnh việc bán trái phiếu chiến tranh và tem, một dịch vụ mà đã được trao chứng chỉ phục vụ xuất sắc bởi Bộ trưởng Bộ Tài chính Henry Morgenthau, Jr.

Dòng Bulova 23 với bộ máy tự lên dây cót ra mắt vào những năm 1950 đã đem lại danh tiếng lừng lẫy cho  Bulova. Bởi đây lần đầu tiên trong lịch sử đồng hồ Bulova, một phát minh mới mang tên bộ máy “Wrist-Arlarm” được ứng dụng trên một chiếc đồng hồ vào năm 1953. Đây là một bước đột phá trong ngành công nghiệp mà sau này đã được các thương hiệu khác tiếp nhận.

 

 

Bulova 23 được biết đến bởi dây cót không dễ bị phá vỡ, khả năng chống sốc cùng với bộ vỏ kháng nước, được chế tạo hoàn toàn tại Mỹ. Những dòng sản phẩm này là một trong những mẫu đầu tiên thành công dưới sự lãnh đạo của Omar Bradley, vị tướng được trao huân chương trong chiến tranh thế giới thứ hai, người đã gia nhập vào công ty Bulova với tư cách chủ tịch bộ khảo thí nghiên cứu và phát triển.

Người dân những năm 1960 đã chứng kiến thành tựu có sức ảnh hưởng lớn và gây tiếng vang nhất của Bulova đối với ngành khoa học sản xuất đồng hồ - Bulova Accutron, mẫu đồng hồ điện tử đầu tiên trên thế giới. Mẫu này được trưng bày tại Baseworld 1960, mẫu đồng hồ tích hợp công nghệ cách mạng tân tiến sử dụng âm thoa 360 Hz, được trang bị một máy tạo dao động điện tử có bóng bán dẫn, để bật tính năng bấm giờ thay vì chuyển động theo vòng của chiếc đông hồ quả lắc truyền thống.

 

 

Phát minh của kĩ sư Bulova (người gốc Basel) Max Hetzel đảm bảo tốc độ dao động 360 lần trên một giây- nhanh hơn khoảng 150 lần so với tốc độ dao động của chiếc đồng hồ quả lắc chạy theo từng vòng- và đảm bảo độ chính xác chỉ lệch một phút một tháng. Accutron nổi bật nhờ vào hoạt động tốt của kim chỉ báo thay vì tiếng kêu tích tắc, một âm thanh được tạo ra bởi âm thoa ngân vang.

Mẫu Accutron đầu tiên được gọi là Spaceview 214 được thiết kế lộ máy, phong cách ưu thích của những chiếc đồng hồ cơ tinh xảo hiện nay. Accutron trở thành dòng sản phẩm đầu tư ưu tiên của Bulova từ đó. Năm 2010, để kỉ niệm 50 năm lịch sử đồng hồ Bulova Accutron này, Bulova cũng cho ra mắt loạt sản phẩm thiết kế giới hạn mang công nghệ hiện đại nhất.

Bulova đã cho những chuyên gia đồng hồ của họ gia nhập vào chính phủ Hoa Kỳ vào cuối những năm 1960 - thời điểm của cuộc chạy đua không gian với Xô Viết. Trong giai đoạn hợp tác lâu dài 10 năm giữa Bulova với cơ quan hàng không và không gian Hoa Kỳ, Bulova đã trang bị cho nhiều phi đoàn công nghệ Accutron, đầu tiên là Vanguard 1 vào năm 1958. Tất cả các công cụ định lượng chẳng hạn như đồng hồ panel được trang bị bằng công nghệ lên dây cót đồng hồ Bulova Accutron bao gồm sự kiện huyền thoại đầu tiên bước trên mặt trăng vào ngày 21 tháng 7 năm 1969. (Các nhà khoa học tại thời điểm đó thậm chí không thể biết được một chiếc đồng hồ cơ hoạt động như thế nào trong điều kiện trọng lực thấp). Hiển nhiên rằng, các tín đồ lịch sử đồng hồ nhận thức rõ chính chiếc đồng hồ sành điệu Omega Speedmaster (hiện được biết đến với cái tên Moonwatch) đã giành được vị thế trở thành mẫu đồng hồ chính thức của NASA, do vậy đó là chiếc đồng hồ đầu tiên được mang lên mặt trăng trong suốt nhiệm vụ đi vào lịch sử - Appollo 11 năm 1969. Hầu như rất ít người có thể nhận ra được phi hành gia Buzz Aldrin đã đặt một chiếc đồng hồ bấm giờ Bulova Accutron để giúp truyền tải dữ liệu quan trọng.

 

 

Nhân kỉ niệm cho vai trò của Bulova trong cuộc chạy đua không gian, Bulova sau đó đã phát hành một phiên bản hạn chế “Astronaut” thuộc dòng Accutron có chữ kí của Buzz Aldrin được kí phía sau nắp lưng đồng hồ.

Đồng hồ Bulova Accutron chronograph được đưa lên mặt trăng thành công năm 1971, được đeo trên cổ tay của chỉ huy David R. Scott trong nhiệm vụ Apollo 15. Scott mang trên tay chiếc đồng hồ được thiết kế đặc biệt có vai trò như một thiết bị dự phòng có thể chịu đựng được điều kiện trên mặt trăng. Đồng hồ Bulova của Scott được ghi nhận bán đấu giá với giá 1,62 triệu USD.

 

 

Để kỷ niệm mức giá cao kỷ lục trong lịch sử đồng hồ Bulova, hãng này đã cho ra mắt mẫu đồng hồ Moon Chronogragh phiên bản giới hạn. Về mặt thẩm mỹ, đây là một phiên bản giống như bản gốc nhưng được trang bị bộ máy quartz với tần số siêu cao tân tiến, mà theo Bulova là giúp cho đồng hồ có khả năng định giờ cực kì chính xác, chỉ lệch 2 giây một năm. Đồng hồ cũng được lắp kim giây tự động di chuyển liên tục có chức năng bấm giờ, một đặc tính hiếm có đối với những dòng đồng hồ bấm giờ quartz.

Thương hiệu mô tả mặt đồng hồ cổ điển là một sáng kiến tuyệt vời khi hiển thị cùng với kim giây và được bao quanh bởi một thang đo tốc độ. Một tiện ích khác dành cho những tín đồ yêu thích sự tiện nghi và hiện đại đó là ô lịch ngày được đặt tại vị trí 4h30. Chiếc đồng hồ này có giá bán lẻ là 550 USD.

Những năm 1970 - 1971 cũng là khoảng thời gian đỉnh cao trong lịch sử đồng hồ Bulova với bộ sưu tập đồng hồ Bulova crystal Chronogragh “C”. Bộ sưu tập này có biệt danh “Ngôi Sao và Kẻ Sọc” bởi sự kết hợp giữa các yếu tố màu đỏ, trắng và xanh lam. Mẫu này nằm trong số những dòng Bulova đáng sưu tập nhất vì đã ngừng quảng cáo chỉ sau một năm ra mắt.

 

 

Mẫu đồng hồ này nổi bật vì vài lý do: thiết kế khéo léo, lớp vỏ được làm bằng thép với đường kính 43 mm, đây là kích cỡ lớn vào lúc đó; mặt số đầy màu sắc và kim giây hình dạng độc đáo; vành bezel cố định; không có càng nối dây truyền thống và dây đeo kim loại dạng lưới được gắn liền với lớp vỏ dưới của đồng hồ. Trái tim bên trong hoạt động bằng bộ máy Valjoux 7736, cung cấp các tính năng bấm giờ. Mặc dù được công chúng biết đến chỉ trong một thời gian ngắn, Chronograph "C" thu hút nhiều người vì chủ đề "yêu nước".

Khi đồng hồ điện tử và đồng hồ thạch anh bắt đầu phổ biến trong suốt cuối những năm 1970 và 1980, Bulova tiếp tục phát triển với những dòng sản phẩm tân tiến như Accutron Quartz- chiếc đồng hồ lắp mặt kính thạch anh khoác một lớp vỏ phủ vàng 18K đầu tiên được tung ra thị trường Hoa Kỳ. Không lâu sau đó, Bulova đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của những mẫu đồng hồ kĩ thuật số kĩ thuật bằng việc tung ra thêm một dòng đồng hồ Accuquartz với màn hình hiển thị thời gian LCD kỹ thuật số và Computron LED - hoàn toàn kĩ thuật số, với lớp vỏ hình thang độc đáo, màn hình hiển thị đèn LED bên cạnh. Loại này thường được gọi là đồng hồ dành cho người lái xe, vì bố trí của nó cho phép người lái kiểm tra được giờ mà không cần phải di chuyển cổ tay ra khỏi thiết bị lái.

 

 

Còn với Computron, hiển thị thời gian góc cạnh- người đeo sẽ nhấn nút lệnh một lần để hiển thị thời gian, nhấn thêm một lần để hiển thị ngày, và nó cũng giải quyết được vấn đề ánh sáng chói của mặt trời chiếu trực tiếp làm giảm đi khả năng hiển thị trên chiếc đồng hồ LED.

Năm 2008, Citizen đã mua lại thương hiệu Bulova. Một trong những sản phẩm mới nhất được phát hành dưới chế độ quản lý mới - Bulova Precisionist, được quảng cáo là "đồng hồ thạch anh chính xác nhất thế giới với kim giây tự động chạy không ngừng’’.

 Citizen đã phát triển và chế tạo bộ máy Precisionist với độ dao động ở mức 262.141 lần một giây, nhanh gấp tám lần so với đồng hồ thạch anh chuẩn - để dành riêng cho dòng đồng hồ Bulova Precisionist. Bộ dao động có ba ngạnh thay vì hai như theo tiêu chuẩn và có chức năng như là bộ cộng hưởng xoắn, nghĩa là thay vì rung động qua lại như một bộ dao động thạch anh chuẩn, các ngạnh xoắn lại với nhau như ở một chiếc đàn ghita điện. Không giống như những mẫu đồng hồ có độ chính xác cao nhờ vào tín hiệu thời gian bên ngoài hoặc cần phải đem đến tiệm để hiệu chỉnh lại sau khi thay pin, đồng hồ Precisionist sử dụng pin ion Lithi có thể dễ dàng tháo ra, lắp vào như các đồng hồ thạch anh khác.

 

 

Tại Baselworld 2016, Bulova đã giới thiệu dòng Bulova CURV chiếc đồng hồ đo thời gian dạng cong đầu tiên trên thế giới. Bằng sự kì công trong quy trình chế tạo, Bulova đã chọn ra một trong những bộ máy đo thời gian Precisionist thạch anh tần số siêu cao và thử uốn cong nó. Tiếp theo trang bị cho bộ máy một lớp vỏ được thiết kế cong, siêu mỏng một cách tối ưu. Bộ sưu tập CURV có giá từ 599 USD- 899 USD.

 

 

Bulova CURV có mặt kính trong suốt, lớp vỏ phủ titanium (899 USD; còn loại phủ bằng thép có giá 799 USD), mặt sau trong suốt (hiếm có ở đồng hồ thạch anh) và dây cao su đen. Bộ máy CURV có tần suất 262 kilohertz, cao hơn gấp 8 lần so với bộ máy đồng hồ thạch anh tiêu chuẩn. Ở tốc độ đó, kim giây của đồng hồ không nhảy theo từng giây như trên đồng hồ thạch anh tiêu chuẩn, mà quay liên tục quanh mặt đồng hồ giống như cách hoạt động của đồng hồ cơ đeo tay.

 

 

Với sự phát triển của những bộ máy và mẫu đồng hồ đặc biệt này, Bulova đã cho thấy sự tâm huyết của mình trong việc tiếp tục cống hiến hết mình cho lịch sử ngành đồng hồ thế giới.

Nguồn: Theo Watchtime