10 ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT VỀ THƯƠNG HIỆU ĐỒNG HỒ OMEGA

Omega là một trong những hãng đồng hồ xa xỉ nổi tiếng nhất thế giới, biểu tượng cho sự chính xác hoàn hảo của các máy thời gian. Xuất hiện cùng với nhiều nhân vật nổi tiếng và sự kiện có tầm ảnh hưởng, từ James Bonds đến Tổng thống John F. Kennedy, từ NASA cho đến thế vận hội Olympic. 

Những cái tên như Speedmaster, Seamaster và Constellation luôn là dòng sản phẩm đứng vị trí top trong lòng các tín đồ đồng hồ khắp mọi nơi. Tuy nhiên, có 10 điều không phải ai cũng biết về đồng hồ Omega.

1. Ý nghĩa cái tên Omega

Máy đồng hồ 1894 có khắc những khắc ký tự Omega trong tiếng Hy Lạp

Năm 1848, Louis Brandt thành lập một công ty đồng hồ mang tên mình ở La Chaux-de-Fonds, chính là tiền thân của Omega sau này.
Năm 1877, hai con trai ông là Louis-Paul và César cùng tham gia và công ty đổi tên thành Louis Brandt & Fils.

Năm 1894, đạt được sự thành công trên toàn thế giới nhờ cho ra đời 1 movement mới có khả năng đo thời gian chính xác và dễ dàng sữa chữa. Movement này được gọi là tên là Omega Cal. Sau thành công này, 1 lần nữa công ty tiếp tục đổi tên thành Louis Brandt & Frére – Omega Watch Co. vào năm 1903, và cái tên Omega ra đời từ đó.

 

 

2. Sự chính xác về thời gian

Máy đồng hồ Omega 30i với khung tourbillon. Đây là máy đồng hồ đeo tay đầu tiên sử dụng khung tourbillo và đã phá kỷ lục về khả năng đo giờ chính xác tại thử nghiệm đài thiên văn Geneva năm 1950.

 



Trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, trước khi có đồng hồ quart và GPS, các quốc gia và ngành công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự chính xác của đồng hồ cơ. Để thúc đẩy sự phát triển ở lĩnh vực này, người ta tổ chức thử nghiệm đồng hồ tại các đài thiên văn với một loạt bài test bấm nhịp kéo dài. Các nhà sản xuất đồng hồ hàng đầu cạnh tranh để giành danh hiệu Superbowl, kèm theo đó là 1 vài quyền lợi và tên tuổi được công bố rộng rãi khắp thế giới.

Đồng hồ Omega đã đạt được những thắng lợi to lớn tại các cuộc thử nghiệm và thiết lập nhiều kỷ lục thế giới. Tại cuộc thử nghiệm tại đài thiên văn Geneva năm 1931, Omega thắng Giải Nhất trong cả 6 hạng mục. Cùng năm đó, công ty cũng sử dụng slogan quảng cáo mới “Omega- Exact time for life”. Thông điệp thực sự đã được chứng minh dựa trên kết quả của hàng thập kỷ thi đấu và thử nghiệm.

 

3. Khám phá tận cùng Trái Đất

Ai là người dẫn đầu cuộc thám hiểm chinh phục Bắc Cực? Robert Peary? Hay là Frederick Cook? Còn Ralph Plaisted - có thể bạn không biết đến cái tên này. Câu chuyện về ai mới thực sự là người đầu tiên đặt chân đến Bắc Cực bằng đường bộ là một câu chuyện lôi cuốn, thú vị. Bạn có thể đọc nó tại đây.

 


Trong số 3 người trên, Plaisted có vẻ như là người có ít “liên quan” đến thám hiểm nhất. Anh là một người bán bảo hiểm đến từ Minnesota, rất thích hoạt động ngoài trời và lái xe trượt tuyết. Bạn bè hùa rằng: nếu Plaisted thực sự “cuồng” kiểu xe máy đi tuyết mới được phát minh, anh nên lái một chiếc lên Cực bắc.

Và Plaisted đã làm điều đó, cùng với 3 người khác là Gerald Pitzl, Walter Pederson (kỹ sư cơ khí) và Jean-Luc Bombardier (kỹ thuật viên cũng là chủ sở hữu những chiếc xe đi tuyết). Cả 4 người đều đeo Omega Speedmaster Professional ref. 145.012, máy caliber 321 Speedy.

 

 

Plaisted đã thực hiện cuộc hành trình 412 dặm tên từ đảo Ward Hunt ở Canada, trên những chiếc xe đi tuyết, định hướng đích đến bằng Omega Speedmaster và dùng kính lục phân để theo dõi vị trí của mình. Đội Plaisted đã được chính thức công nhận đã thực sự hoàn thành chuyến thám hiểm Bắc Cực bằng đường bộ khi một chiếc U.S. Air Force C-135 bay đến và xác nhận địa điểm của họ.

 

 

Để kỉ niệm chuyến đi lịch sử này, Omega đề tặng trên nắp lưng mẫu Omega Speedmaster này “Plaisted Polar Expedition” và “19-4-1968”. Thật thú vị khi thấy một công ty Thụy Sĩ sử dụng cách ghi ngày tháng kiểu Châu Âu cho những chiếc đồng hồ dành cho thành viên đoàn thám hiểm đến từ Mỹ và Canada.

 

 

Tháng 2/1990, tại nơi tận cùng khác của thế giới, Arved Fuchs và Reinhold Messner hoàn thành “chuyến thám hiểm địa cực cuối cùng trên Trái đất”. Cả hai đã vượt qua Nam Cực bằng đường bộ và phải mất 92 ngày để hoàn thành chuyến thám hiểm này. Hai người đã vượt quá núi Theil tới Cực Nam, sau đó tiếp tục đến McMurdo Soune ở biển Ross. Đồng hồ của Messner trong chuyến hành trình này cũng một chiếc Omega Speedmaster.

 

4. Tốc độ giữa Vũ trụ

Vào mùa thu năm 1962, một nhóm nhà phi hành gia trong đó có Walter Schirra and Leroy “Gordo” Cooper bước vào một cửa hàng đồng hồ ở Houston để tìm kiếm những chiếc động hồ cho chuyến bay trong dự án Sao Thủy (Mercury Program). Họ rời khỏi cửa hàng với những chiếc Omega Speedmaster, và trang lịch sử Omega chinh phục không gian bắt đầu.

 

 

Khi kết thúc dự án Sao Thủy, nhóm phi hành gia gặp Giám đốc điều hành NASA Deke Slayton và trao đổi về những chiếc đồng hồ sử dụng trong tập luyện và các chuyến du hành. NASA đã thuê một nhóm các kỹ sư để đánh giá, kiểm tra những chiếc đồng hồ Omega, Rolex và Longines-Wittnauer. Bài kiểm tra vô cùng khắc nghiệt, tới mức có thể làm hỏng những chiếc đồng hồ không đạt chất lượng.

Vào tháng 1/1965, dòng Omega Speedmaster ref. ST105.003 được công nhận thắng cuộc với danh hiệu “Flight Qualified for all Manned Space Mission“.

 

 

Năm 1969, Neil Amstrong đã đeo chiếc Speedmaster ref. 105.012 lên vũ trụ nhưng ông ấy đã để lại đó ở tàu khi bước ra khỏi tàu du hành Eagle. Tuy nhiên, vài phút sau đó, Buzz Aldrin bước đi trên Mặt Trăng, đeo chiếc đồng hồ của ông ấy, và chiếc Omega Speedmaster “Moonwatch” trở thành chiếc đồng hồ đầu tiên được đeo trên mặt trăng.


5. Chuyên nghiệp dưới đại dương

Năm 1948, Omega cho ra đời dòng Seamaster, được sáng tạo nên dựa trên loại đồng hồ Omega dùng cho quân đội Anh vào Thế chiến II. Hiện nay, Seamaster trở thành một trong những dòng đồng hồ lâu đời nhất vẫn luôn "hot" và được các tín đồ không ngừng “săn lùng”, bên cạnh các dòng Speedmaster, Constellation và De Ville.

 

 

Năm 1957, Omega ra mắt mẫu Professional trong dòng Seamaster cùng với Omega Seamaster 300. Năm 1963, nhóm của Jacques Cousteau đã đưa Seamaster 300 vào thử nghiệm “Pre Continent II” tại Biển Đỏ (nhằm chứng minh rằng thợ lặn có thể sống trong một con tàu ngầm bão hòa khí gas trong một thời gian dài mà không cần tác động ngược lại).

Nhiều đơn vị quân đội, bao gồm cả British Special Boat Service cũng chon Seamaster 300 làm đồng hồ của mình.

Nhận thấy những thợ lặn sống và làm việc ở những độ sâu rất "khủng", Omega bắt tay vào nghiên cứu dòng “Ploprof” Seamaster 600 và ra mắt công chúng năm 1970 sau 4 năm nghiên cứu. Trong suốt quá trình đó, Omega đã thử nghiệm PloProf ở độ cao 600m tại nơi sản xuất và 1000m tại bãi biển Marseilles.

 

 

Tháng 9/1970, 4 thợ lặn COMEX đã đeo thử Ploprof trong 8 ngày, làm việc dưới nước 4h mỗi ngày, ở độ sâu 250m. Những thợ lặn của Cousteau cũng sử dụng Seamaster 600 ngoài biển Marseille trong chuỗi thử nghiệm nhằm kiểm tra ảnh hưởng đối với hoat động lặn tại độ sâu 500m. Đến hôm nay, cái tên Omega Seamaster đồng nghĩa với môn lặn chuyên nghiệp.

 

6. Đi vào lịch sử thế vấn hội Olympic

Omega sản xuất chiếc đồng hồ Chronograph đầu tiên vào năm 1898, và chỉ trong vòng 10 năm, đồng hồ này được sử dụng đo thời gian tại hơn 16 kỳ thể thao quốc tế. Sau khi thắng giải nhất về độ chính xác vào lần thử nghiệm Geneva Observatory năm 1931, Ủy ban Olympic đã chỉ định Omega là hãng đồng hồ chính thức của Thế vận hội Olympic L.A 1932.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Olympic có một thương hiệu đồng hồ chịu trách nhiệm cho toàn bộ các vấn đề đo đạc thời gian trong cả sự kiện. Omega đã cung cấp 30 chiếc Chronograph độ chính xác cao với khả năng đo 1/10 giây, tất cả đều có chứng nhận chronometer.

 

 

Nhưng cả những chiếc đồng hồ với độ chính xác cao của Omega cũng không thể loại bỏ hoàn toàn những tranh cãi trong Olympic. Từng có 5 cuộc đua mà người về nhất và nhì đều được ghi nhận có cùng thành tích.

Nổi tiếng nhất là sự tranh chấp “nảy lửa” giữa Ralph Metcalfe và Thomas Edward “Eddie“ Tolan trên đường đua 100m nam. Đồng hồ bấm giờ ghi lại 3 lần 10.3s cho Metcalfe và hai lần 10.3s và 1 lần 10.4s cho Tolan. Một chiếc camera “Chronocinema” có thể quay được lúc kết thúc cuộc đua và có thể đo thời gian đến 1/100 giây. Sau khi xem xét lại đoạn phim, giám khảo tuyên bố Tolan là người chiến thắng, vì đã vượt hoàn toàn khỏi vạch đích 5/100s trước Metcalfe.

Sự tranh cãi này đã báo trước nhu cầu về máy đo thời gian chính xác hơn. Omega từng tuyên bố: “Việc đo thời gian tại Thế vận hội Olympic cần đến vài trăm đồng hồ chuyên dụng cũng như những người điều khiển giỏi, phải được hỗ trợ bởi hàng nghìn tình nguyện viên địa phương được huấn luyện đặc biệt, kết hợp cùng nghệ thuật đo thời gian và kỹ thuật xử lý dữ liệu, được Omega nghiên cứu phát triển và điều chỉnh theo yêu cầu của từng môn từng môn thể thao"

 

7. Mối duyên với điệp viên 007

Trong nhiều năm, James Bond đã đeo nhiều thương hiệu đồng hồ nổi tiếng, nhưng không hãng nào được nhiều lợi nhờ nhượng quyền quảng cáo qua phim hơn Omega. Năm 1995 đánh dấu 2 mốc đầu tiên cho sự nổi tiếng của hãng:

Golden Eye được công chiếu với nhân vật James Bond “mới” do Pierce Brosman thủ vai, và Omega Seamaster Planet Oceans xuất hiện lần đầu tiên trên tay nhân vật này. Kể từ đó, điệp viên 007 đã đeo đồng hồ Omega trong Tomorrow Never Dies, The World is Not Enough, Die Another Day, Casino Royale, Quantum of Solace, và Skyfall.

 

 

Khi chiếc đồng hồ này xuất hiện tại buổi đấu giá đồng hồ đeo tay của James Bond, nó nhanh chóng chiếm giữ trong top 2. Chiếc đồng hồ đứng đầu, được sử dụng trong phim Casino Royale, đã bán tại buổi đấu giá Antiquorum OmegaMania năm 2007 với giá 250.250 CHF. Một chiếc Seamaster Planet Oceans khác sử dụng trong phim Skyfall được bán tại buổi đấu giá “Kỷ niệm 50 năm James Bond” tại Christies năm 2012 với giá 236.473 CHF.

Máy thời gian của Omega cũng xuất hiện trong rất nhiều phim khác, trong đó có Up in the Air, Salt, War of the Worlds, The Bounty Hunter, The Right Stuff, Event Horizon, Millennium, Jack Reacher, Agents of S.H.I.E.L.D., Ronin, Seven Years in Tibet, The Omega Man, and My Fellow Americans.

Một trong những “vai chính” nổi tiếng nhất chiếc đồng hồ Omega là trong Apollo 13. Bộ phim nói về một nhiệm vụ không gian của chuyến bay gắn với con số 13 kém may mắn. Trong bộ phim, hình ảnh nhà du hành vũ trụ đeo chiếc Omega Speedmaster và vai trò quan trọng của chiếc Speedmaster được khắc họa hết sức ấn tượng. Sau khi tàu Apollo 13 bị hỏng do một vụ nổ đường truyền oxy và hệ thống điện, phi hành gia phải dựa vào những chiếc Speedmaster để đo thời gian kích điện cần thiết (bật và tắt điện cho động cơ).

 

 

Những cú kích điện này phải xảy ra trong khoảng thời gian chính xác để có thể đẩy chiếc tàu không gian đi đúng hướng, không quá nhanh hay quá chậm. Và Speedmaster đã đo lường thời gian hoàn hảo, giúp những phi hành gia trở về an toàn. Để ghi nhận điều này, Omega đã được trao giải Snoopy Award bởi những phi hành gia tàu Apollo 13 cho “sự bền bỉ, chuyên nghiệp và đóng góp tuyệt vời trong Dự án Tiếp Cận Mặt Trăng đầu tiên của Hoa Kỳ”.


8. Mối liên hệ với Tổng thống Kennedy

Ngoài những đại sứ thương hiệu chính thức, Omega đã chứng tỏ chuẩn gu của rất nhiều nhà lãnh đạo và người nổi tiếng của thế giới. Lãnh đạo Xô VIết Mikhail Gorbachev thường chụp ảnh với chiếc đồng hồ Constellation Manhattan bằng vàng.

 

 

Giáo hoàng John Paul II đã từng mang một chiếc Omega De Ville “Classic”. Elvis Presley từng chụp ảnh mang một chiếc Omega lúc ông phục vụ trong quân đội tại Đức. Buddy Holly đã đeo chiếc Omega siêu mỏng từ vàng trắng khi máy bay của ông bị rơi vào tháng 2 năm 1959. Ringo Starr thì đeo một chiếc Omega Constellation khi biểu diễn với nhóm nhạc The Beatles.

Một trong những người sở hữu đồng hồ Omega nổi tiếng nhất là tổng thống John F. Kennedy, người đã đeo một chiếc Omega Ultra Thin (Ref. OT 3980) trong buổi nhận chức Tổng thống thứ 35 của nước Mỹ vào tháng 1/1961.

Chiếc đồng hồ đã được một người bạn tặng cho Kennedy vào trước cuộc bầu cử. Trên nắp lưng đồng hồ có khắc dòng đề tặng “Ngài tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy, từ Grant”. Ngày nay, chiếc đồng hồ này được trưng bày tại bảo tàng Omega.

 

9. Omega Co-Axial Escapement

Ngay từ những ngày đầu, Omega đã luôn theo đuổi sự chính xác. Một trong những điểm mẫu chốt nhất của sự chính xác là bộ phận Escapement (bộ thoát) có ma sát cực nhỏ. Vậy không có gì ngạc nhiên ngay khi thợ đồng hồ nối tiếng người Anh George Daniels phát triển bộ phận Co-axial escapement (Bộ thoát đồng trục), Omega đã nhận ngay thử thách là áp dụng phát kiến này trên diện rộng trong quá trình sản xuất đồng hồ.

 


Những nỗ lực này lên đến cực điểm với sự ra đời của động cơ Omega Co-Axial Caliber 2500 vào năm 1999. Omega đã chào hàng bộ phận này như là một bộ phận Escapement mới nhất và hiệu quả nhất từng được phát minh ra trong vong 250 năm qua.

Vào năm 2007, Omega cho ra mắt động cơ Co-Axial Caliber 8500, nhấn mạnh bộ thoát ma sát thấp, sự hiệu quả về mặt cơ học, và đo thời gian chính xác. Omega tự tin về Co-Axial giống như mọi chiếc đồng hồ được chứng nhận chronometer của COSC mà họ đã từng đạt được.


10. Kháng lại ảnh hưởng của trọng lực

Năm 2013, Omega thông báo về phát kiến một movement đầu tiền trên thế giới có khả năng chống lại ảnh hưởng của trọng lực lớn hơn 15000 Gause, vượt xa khả năng kháng trọng lực của mọi movement trước đó. Hầu hết những chiếc đồng hồ kháng từ sử dụng một nắp sắt dẻo có thể phân tán điện lực hấp dẫn, làm giảm tác động đến máy đồng hồ.

Cách làm của Omega là thiết kế một máy đồng hồ có thêm bộ khung di động (Tourbillon) chứa tất cả các phần của bộ thoát, với bộ thăng bằng đặt ở giữa, không cần sử dụng nắp sắt và mang lại khả năng kháng trọng lực tuyệt vời. Một số đồng hồ được thiết kế có cửa sổ để nhìn thấy rõ tourbillion hoạt động như thế nào, và cũng một phần tạo nên tính thẩm mỹ.