ROLEX OYSTERQUARTZ – ĐỨA CON ÍT ĐƯỢC BIẾT ĐẾN CỦA ĐẠI GIA ĐÌNH ROLEX

Nếu bạn hỏi một người đam mê đồng hồ về những gì họ biết về thương hiệu Rolex, thì chắc chắn họ sẽ đề cập đến các chuyển động cơ học chính xác, bền bỉ và đáng tin cậy của hãng này.

Vào đầu những năm 1970 và 1980, ngành chế tạo đồng hồ có xu hướng hướng tới các cỗ máy quartz ít tốn kém và chính xác hơn thay cho các cỗ máy cơ học phức tạp. Đây được coi là một cuộc khủng hoảng vì nó gần như lật đổ toàn bộ ngành công nghiệp chế tạo đồng hồ Thụy Sĩ với phần lớn đồng hồ Quartz được tạo ra bởi Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Vào thời điểm đồng hồ Quartz tấn công thị trường đồng hồ Thụy Sĩ, tất cả các thương hiệu tại đất nước này đều phải gồng mình lên chống đỡ. Một vài thương hiệu hàng đầu, bao gồm thương hiệu Rolex - người khổng lồ của đồng hồ Thụy Sĩ cũng bắt đầu sản xuất đồng hồ Quartz của riêng họ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về sự phát triển và những câu chuyện thú vị của đồng hồ Rolex Oysterquartz.

 

 

Tại sao Rolex lại làm đồng hồ Quartz

Trong khi ngày nay nhiều người đam mê đồng hồ nhìn vào đồng hồ quartz với thái độ không coi trọng nhưng vào những năm 1960, công nghệ này được coi là một sự đổi mới đáng kể trong ngành công nghiệp đồng hồ. Trên thực tế, 20 nhà sản xuất đồng hồ hàng đầu của Thụy Sĩ, bao gồm Patek Philippe, Omega và Rolex, đã hợp tác để thành lập tập đoàn Center Electronique Horloger (CEH) với mục tiêu tạo một bộ máy quartz do Thụy Sĩ sản xuất. Kết quả là bộ máy quartz Beta-21 được giới thiệu vào năm 1969.

Để nắm giữ bộ máy mới, Rolex đã sản xuất ref. 5100. Tuy nhiên, không lâu sau khi Rolex quyết định rằng họ có thể sản xuất một loại máy quartz thậm chí còn tốt hơn và công ty đã từ bỏ CEH vào năm 1972. Sau năm năm nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ, Rolex cuối cùng đã giới thiệu 2 bộ máy quartz in-house: Calibre 5035 cho Oysterquartz Datejust và Calibre 5055 cho Oysterquartz Day-Date.

 

 

Một số câu chuyện thú vị chỉ riêng mình Rolex Oysterquartz có:

1 - Rolex bắt đầu nghiên cứu các bộ máy quartz trong những năm 50

Rolex bắt đầu nghiên cứu về các bộ máy quartz trở lại vào những năm 1950 và có cho mình bằng sáng chế đầu tiên về một bộ máy quartz vào năm 1952.

 

2 - Rolex phải mất 5 năm để hoàn thành bộ máy Oysterquartz

Bắt đầu từ năm 1972, Rolex đã mất tới 5 năm để lên ý tưởng, thiết kế, phát triển và thử nghiệm cỗ máy quartz  in-house. Các cỗ máy Rolex Oysterquartz bao gồm 11 chân kính, dao động ở tần số 32khz và được ca ngợi là tuyệt tác thời hiện đại khi mới ra mắt.

 

3 - Bộ máy 5035 không được COSC chứng nhận trong 5 năm đầu

Trong những năm 1977-1978, bộ máy 5035 không được chứng nhận COSC (Controle Officiel Suisse des Chronometres). Vào năm 1979, bộ máy này mới được chứng nhận và được sử dụng trong mẫu Datejust cho đến năm sản xuất cuối cùng là năm 2001.

 

4 - Rolex tiếp tục phát triển các bộ máy quartz

Năm 2001 là năm sản xuất cuối cùng của đồng hồ OysterQuartz, Rolex được cho là đã cải tiến bộ máy 5035 (mẫu Datejust) và 5055 (mẫu Day-Date) thành một bộ máy chính xác hơn được gọi là 5335 (mẫu Datejust) và 5355 (mẫu day - date). Bộ máy mới này sẽ bao gồm 23 chân kính và có một lịch vạn niên. Tuy nhiên, mặc dù họ có khả năng tạo ra một chiếc OysterQuartz với các công nghệ cải tiến mới nhưng Rolex không bao giờ đưa bộ máy mới này vào bất kỳ chiếc OysterQuartz nào.

 

5 - Vỏ OysterQuartz được sử dụng cho đồng hồ cơ

Rolex đã thực hiện một chiếc Datejust tự động được gọi là 1630 trong 3 năm. Chiếc đồng hồ có vỏ và dây đeo giống như mẫu OysterQuartz bình thường nhưng vận hành trái tim bên trong lại là một bộ máy cơ, bộ máy 1570. Trong năm 1976-1978, chỉ có 1500 chiếc đồng hồ được thử nghiệm và đây được cho là một tài liệu tham khảo rất khác lạ.

 

 

6 - OysterQuartz là một trong những chiếc đồng hồ Oyster đầu tiên có mặt kính sapphire

OysterQuartz là mẫu Rolex thứ ba sử dụng kính sapphire.

 

7 - Pin của OysterQuartz kéo dài tới 5 năm

Hãng Rolex đã đưa ra báo cáo rằng 1 số pin của OysterQuartz có thể kéo dài đến 5 năm. Tuy nhiên, tuổi thọ pin trung bình của các mẫu OysterQuartz thường là 2-3 năm.

 

8- Sai số của đồng hồ OysterQuartz là không quá 1 phút mỗi năm

Mặc dù Rolex chưa bao giờ đưa ra thông báo chính xác về sai số của các mẫu đồng hồ OysterQuartz, nhưng theo những người sử dụng thì mẫu Rolex này có sai số không quá 1 phút mỗi năm.

 

9 - OysterQuartz chỉ được chế tạo với kích thước 36mm

Rolex OysterQuartz chỉ được sản xuất với đường kính 36mm trong suốt quá trình tồn tại của mình.

 

10 - OysterQuartz chỉ được làm bằng thép và vàng

Oysterquartz chỉ được làm bằng thép và vàng. Đồng hồ Oysterquartz Datejust có các phiên bản là thép không gỉ (ref.17000), bản thép kết hợp với vàng vàng ( ref.17013), bản kết hợp giữa thép và vàng trắng ( ref.17014). Các mẫu Day-Date thì được chế tạo từ vàng nguyên khối với các phiên bản vàng vàng( Ref.19018), hay vàng trắng (ref.19019).

 

11 - Ít nhất 25.000 đồng hồ Oysterquartz đã được sản xuất

Mặc dù được sản xuất trong 25 năm, nhưng theo ước tính chỉ có ít hơn 25.000 mẫu Oysterquartz được tạo ra. Đối với Rolex thì đây là con số rất bé, vì thế mà đồng hồ này không được phổ biến.

 

12 - Rolex Oysterquartz đã ở trên đỉnh Everest

 

 

Năm 1978 Reinhold Messner là người đầu tiên leo lên đỉnh Everest mà không sử dụng ống oxy, người bạn đồng hành với ông trong suốt chặng đường gian nan này chính là chiếc Rolex OysterQuartz.

 

 

Ngày nay, đồng hồ Rolex sử dụng những cỗ máy cơ thường được ưa chuộng và nổi tiếng hơn, tuy nhiên Oysterquartz vẫn là đại diện cho một thời kì lịch sử của thương hiệu, cũng như cả ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ.

Dấu ấn lịch sử này không chỉ nói lên khả năng bắt kịp xu hướng của Rolex mà còn thể hiện cái cách mà hãng nắm bắt và điều khiển xu hướng theo ý của mình!